Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cơ thể chúng ta lão hóa như thế nào?

Nhưng hiện nay, các viện nghiên cứu y khoa trên thế giới đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.

Những bộ phận lão hóa từ tuổi 20

Não: Khi được sinh ra, con người có khoảng 100 tỉ tế bào não cho đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, đến tuổi 20, con số này bắt đầu giảm dần và não cũng teo nhỏ lại. Đến tuổi 40, con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào, chính vì thế, chúng ta thường thấy sau tuổi 40, trí nhớ bắt đầu bị ảnh hưởng. Sự lão hóa này càng nhiều tuổi càng thể hiện rõ và ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý người già...

Phổi: Một em bé khi được sinh ra thì phổi vẫn chưa hoàn thiện. Nó hoàn thiện và lớn dần theo tuổi. Ở trẻ sơ sinh, phổi chỉ nặng khoảng 50-60g. Phải tới 12 tuổi thì phổi mới phát triển đầy đủ và tăng gấp 20 lần trọng lượng. Tuy nhiên, dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Lúc này, nhu mô phổi bắt đầu giảm đàn hồi, giãn phế nang và chức năng của phổi cũng bắt đầu lão hóa.

Da: Cơ thể con người giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào da chết cũng chậm dần. Do đó, làn da bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lão hóa từ tuổi 25.

Lão hóa da và loãng xương diễn ra như một quá trình già tự nhiên.

Lão hóa da và loãng xương diễn ra như một quá trình già tự nhiên.

Lão hóa da và loãng xương diễn ra như một quá trình già tự nhiên.

30 tuổi, cơ quan nào bắt đầu lão hóa?

Cơ bắp: Thông thường, khi tuổi còn trẻ, cơ bắp bị mệt mỏi thì nhanh chóng được tái tạo. Nhưng đến tuổi 30 thì cơ thể có xu hướng tích lũy mỡ nhiều hơn, cơ bắp bắt đầu giảm đi nếu chúng ta không luyện tập thường xuyên. Ðến tuổi 40, mỗi năm cơ bắp bị sút giảm từ 0,5 - 2%. Vì thế, càng cao tuổi thì khả năng giữ thăng bằng giảm đi, trở nên chậm chạp, dễ bị ngã.

Tóc: Thông thường, hằng ngày tóc rụng đi và thay thế bằng những sợi tóc mới. Cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế hoàn toàn bằng tóc mới. Nhưng đến năm 35 tuổi thì sự thay thế này giảm đi, thậm chí sợi tóc không còn đen bóng nữa. Tóc rụng nhiều hơn và tóc mới mọc ít hơn. Chính vì thế đã xuất hiện hiện tượng hói đầu.

Vú: Khi đến 30 tuổi thì vú của phụ nữ mất dần các mô và mỡ. Sự đầy đặn và kích cỡ của vú bắt đầu bị suy giảm. Đến năm 40 tuổi, núm vú bị teo lại và vú bắt đầu sệ xuống.

Xương: Từ khi sinh ra, bộ xương tăng trưởng rất nhanh, cho đến những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Nhưng đến tuổi 35 thì xương bắt đầu lão hóa và hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già tự nhiên. Các nhà dinh dưỡng khuyên nên bổ sung canxi và vitamin D bắt đầu từ khi 25 tuổi để tích lũy và bù xương khi đến tuổi xương bị lão hóa. Việc bổ sung các vi chất này khi lớn tuổi và quá trình hủy xương đã bắt đầu thì ít mang lại hiệu quả.

Cơ quan sinh sản: Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng bắt đầu suy giảm. Niêm mạc tử cung cũng bắt đầu không ổn định và giảm khả năng nuôi dưỡng thai nhi.

Các cơ quan bị lão hóa từ tuổi 40

Mắt: Hầu hết chúng ta có dấu hiệu mắt bị lão hóa từ năm 40 tuổi. Ở tuổi này, phần lớn phải đeo kính khi đọc sách. Không chỉ thị lực bị giảm dẫn đến khó nhìn mà khả năng tập trung của mắt cũng kém, dễ bị mỏi mắt hơn do cơ mắt yếu hơn.

Tim: Ở tuổi 40, tuần hoàn nuôi cơ tim giảm. Sức bơm của tim giảm do các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch xơ cứng dần, mỡ trong máu đóng vào các thành mạch tạo thành mảng bám và máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Khi đàn ông 45 tuổi và phụ nữ 55, nguy cơ đột quỵ và đau tim tăng.

Răng: Không tính đến các trường hợp bị sâu răng hoặc có bệnh ở nướu thì đến tuổi 40, răng cũng bắt đầu bị suy yếu, cơ bám quanh răng bị teo dần dẫn đến hiện tượng tụt răng, răng bám không chắc…

Tuổi 50, cơ quan nào sẽ “già”?

Thận: Thận sẽ lão hóa ở tuổi 50, số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi 50. Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy sức khỏe đang bị xuống cấp. Lúc này, tần suất đi tiểu nhiều hơn, thậm chí vào ban đêm cũng phải thức giấc vài lần để đi vệ sinh, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tới 75 tuổi thì hoạt động của thận chỉ còn bằng một nửa khi ở độ tuổi 30.

Tuyến tiền liệt: Hệ thống sinh dục nam gồm có tinh hoàn, đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật.Tuyến tiền liệt lớn dần theo tuổi tác và tới 50 tuổi, tuyến này tăng kích thước đến mức ép vào niệu đạo và bàng quang gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

Thính lực: Rất nhiều người bị lãng tai kể từ tuổi 50. Do thành ống tai lúc này mỏng đi, màng nhĩ dày lên khiến cho việc tiếp nhận âm thanh khó khăn hơn. Càng già thì thính lực càng giảm, thậm chí xuất hiện chứng “điếc tuổi già”.

Ruột: Khi còn trẻ, trong ruột có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Nhưng tới 55 tuổi, lượng các vi khuẩn có ích trong đường ruột sẽ giảm đi khiến chức năng tiêu hóa giảm, nguy cơ mắc bệnh đường ruột cao hơn, đặc biệt là người cao tuổi dễ bị táo bón vì nguyên nhân này.

BS. Nguyễn Thị Cẩm Tú

0 nhận xét:

Đăng nhận xét